Chuyển đổi số trong nền kinh tế Việt Nam là công cụ quan trọng trong xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả.
Giải thích một cách đơn giản và ngắn gọn, chuyển đổi số (tiếng Anh là Digital transformation) là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số. Tại Việt Nam hiện có 2 lĩnh vực được sử dụng nhiều nhất đó là: Chuyển đổi số trong doanh nghiệp và chuyển đổi số cơ quan Nhà nước
Chuyển đổi số giúp đổi mới công nghệ, đa dạng hóa thị trường, đa dạng các chuỗi cung ứng, sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm để góp phần phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội. Nhờ đó phát huy tinh thần đoàn kết, chia sẻ, càng khó khăn, thách thức càng phải đoàn kết. Đây là những truyền thống quý báu của dân tộc cũng là quan điểm xuyên suốt. Tránh mọi tư duy cát cứ thông tin, số liệu, dữ liệu, cục bộ, sợ mất lợi ích va chạm.
1. Mục tiêu tạo đà đẩy mạnh phát triển kinh tế Việt:
Tại Quyết định 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2022 của Thủ tướng chính phủ về Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, nước ta đặt ra mục tiêu trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới. Song song với việc đổi mới toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ cùng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân và phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp.
Chương trình Chuyển đổi số quốc gia nhằm mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu, với một số chỉ số cơ bản cụ thể như sau.
2. Những mục tiêu cơ bản đến năm 2025:
– Phát triển Chính phủ số:
+ Cung cấp 80% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động;
+ 100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế – xã hội phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ;
+ 100% cơ sở dữ liệu quốc gia tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử bao gồm các cơ sở dữ liệu quốc gia về Dân cư, Đất đai, Tài chính, Đăng ký doanh nghiệp, Bảo hiểm được hoàn thành và kết nối, chia sẻ trên toàn quốc…
+ Xử lý trên môi trường mạng 90% hồ sơ công việc tại cấp bộ, tỉnh; 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã;
+ Việt Nam thuộc nhóm 70 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử (EGDI).
– Phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế
+ Tăng tỉ lệ nền kinh tế số chiếm 20% GDP;
+ Năng suất lao động của nguồn nhân lực hàng năm tăng tối thiểu 7%;
+ Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về công nghệ thông tin (IDI); 50 nước dẫn đầu về chỉ số cạnh tranh (GCI); 35 nước dẫn đầu về đổi mới sáng tạo (GII).
+ Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%;
– Phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số: Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 80% hộ gia đình, 100% xã. Có hoạt động phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh; Có trên 50% tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử; Việt Nam thuộc nhóm 40 nước dẫn đầu về an toàn, an ninh mạng (GCI).
Theo dõi HECO LAND thường xuyên để cập nhật tin tức về thị trường kinh tế, bất động sản mới nhất!
———————————————
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Công Ty cổ phần bất động sản HECO LAND
Địa chỉ: 111-113-115-117-119-121 Ngô Gia Tự, Phường 2, Quận 10, TP HCM, Việt Nam
Hotline: 028 2252 6666
Gmail: info@hecoland.vn
Website: https://hecoland.vn/
#batdongsan #moigioibatdongsan #muabannhadat #nhadat #bandat #moigioinhadat #hecoland #tinbatdongsan #chothuevanphong #batdongsannhapho